Giới thiệu
PIANO NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (Phần 1)
Piano hay còn được gọi là Dương Cầm là một trong những dụng cụ chơi nhạc đỉnh cao mà bạn có thể biết đến trong các loại nhạc cụ. Từ những thiết kết tinh vi, vẻ đẹp sang trọng cho đến những kỹ thuật đòi hỏi người chơi phải hết sức khéo léo mới có thể làm chủ được một cây Piano thực thụ.
Và hôm nay, xin phép chúng tôi sẽ giới thiệu về piano và những điều cơ bản nhất mà bạn nên biết về lịch sử, cấu tạo và phân loại đàn piano hiện nay, hãy theo dõi nhé!
Lịch sử hình thành
Những chiếc dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn Clavico Clavecin (hay còn gọi là: harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17.
Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori (nhà phát minh người Ý) đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord truyền thống là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy.
Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó.
Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermannngười Đức và học trò của ông là Christian Friederice và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.
Sự phát triển của piano cổ điển sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
Khi piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và qua nhiều thời gian với những lần chỉnh sửa sau đó, đàn piano đã trở thành một hình mẫu như ngày nay.
Nguyên lý hoạt động chung
Đàn dương cầm cổ điển tạo ra âm thanh bằng cách gõ vào các sợi dây thép bằng những chiếc búa bọc nỉ bật ra ngay tức thì để cho dây đàn piano tiếp tục ngân vang ở tần số cộng hưởng của nó. Những rung động này được truyền qua các cầu đến bảng cộng hưởng (soundboard), bộ phận khuếch đại chúng.
Ứng dụng của Piano
Ứng dụng của piano rất nhiều, trong biểu diễn lẫn cả trong sáng tác. Và nó thể hiện được tất cả các thể loại nhạc từ: Nhạc Jazz, nhạc cổ điển, cho tới các thể loại nhạc trẻ ngày nay.
Và là một nghệ sĩ piano bạn có thể chơi solo một mình biểu diễn hay đệm nhạc cũng không có vấn đề gì cả.
Các loại đàn Piano cổ điển hiện tại
Hiện tại trên thị trường đàn, chúng ta có 3 loại đàn piano cổ điển cơ bản là: Đàn Piano lớn (hay còn gọi là: Grand Piano), đàn Piano đứng (hay còn gọi là: Upright Piano) và loại đàn Piano lai giữa hai dòng trên.
Đàn Piano lớn (Grand Piano): Là loại đàn piano cỡ lớn có hộp nhạc lớn có dạng hình cánh bướm với ba chân trụ nên còn được gọi với những cái tên khác như: Đại dương cầm, piano 3 chân hay piano cánh bướm.
Đàn Piano đứng (Upright Piano): Là loại đàn piano có kích thước nhỏ gọn với hình dạng tựa như một hình hộp chữ nhật nhưng vẫn tôn lên sự sang trọng vốn có của một chiếc piano.
Đàn Piano lai: Là loại đàn mang hình dáng của một cây đàn piano lớn nhưng lại không có được kích thước như thế, tuy rằng nó vẫn lớn hơn đàn piano đứng theo chiều ngang nhưng vẫn đảm bảo sự nhỏ gọn và âm thanh cũng có phần tốt hơn đàn piano đứng.
Tuy rằng theo giới chuyên môn nhận xét thì về thanh âm, loại đàn piano lớn lại là đàn có âm thanh chuyên nghiệp hơn, nhưng điều đó thiết nghĩ còn phải xem người nghệ sĩ chơi đàn phải làm sao để xử lý các âm thanh ấy.
Và vâng, đó là các điều cơ bản trước nhất mà thiết nghĩ một nghệ sĩ piano sẽ phải biết được, và ở những bài viết sau nữa, chúng ta sẽ cùng bàn thêm những vấn đề về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chi tiết của các loại đàn Dương cầm này nhé.
Nếu bạn vẫn chưa là một nghệ sĩ piano, nhưng lại khao khát lướt tay trên những phím trắng đen ấy, hay mong muốn một người thân nào đó của mình có thể chạm tay vào với cây đàn sang trọng mà tinh tế thế này thì, còn ngại ngùng gì hãy tìm một gia sư dạy piano tại nhà ngay, tiện lợi, nhanh chóng mà đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu học đàn của bạn.
Và để làm điều đó hãy liên hệ với chúng tôi ngay theo những cách sau:
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ DẠY PIANO TẠI NHÀ
HOTLINE: 090 333 1985– 09 87 87 0217
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn
Website: http://daypiano.vn/
Hoặc bạn có thể ghé qua bài viết: Hướng dẫn tìm gia sư để được hướng dẫn việc đăng ký và tìm gia sư qua Website cũng như App di động từ chúng tôi nhé!