TRẮNG VÀ ĐEN, BÀN PHÍM PIANO, BẠN CÓ BIẾT
(26/04/2020)
TRẮNG VÀ ĐEN, BÀN PHÍM PIANO, BẠN CÓ BIẾT
Đàn piano đã không còn là nhạc cụ quá xa lạ với nhiều người rồi đúng không nhỉ! Nhưng nếu phải hỏi, số lượng phím đàn là bao nhiêu? Bao nhiêu phím đàn trắng và bao nhiêu phím đàn đen? Liệu bạn có trả lời ngay được không!
Hôm nay, hãy cùng “Daykemtainha.vn” xem lại một số thông tin thú vị về phím đàn piano nhé!
Chắc bạn cũng đã biết, phím đàn piano được chia làm 2 màu chính là đen và trắng.
Nhưng tại sao lại phải chia ra hai màu như thế?
Thực chất phím trắng đại diện cho nhóm những nốt nhạc cơ bản còn phím đen là đại diện cho các nốt thăng và giáng trong bản nhạc.
Và số lượng cụ thể là: 88 phím đàn, cũng chính là đại diện cho 7 quãng 8 của nốt nhạc cộng với 1/3 quãng 8. Trong đó, mỗi quãng 8 sẽ có 12 nốt/12 phím, và có 7 phím trắng với 5 phím đen.
Đó là điều bạn cần nhớ khi học chơi đàn piano.
Bàn phím đàn piano là sự kết hợp khéo léo giữa các phím đen và phím trắng giúp phân biệt được các nốt nhạc với cao độ khác nhau trên đàn. Nhiều người còn khiếu hài hước ví phím đen và phím trắng như các ngón tay trên bàn tay vậy đó. Nếu chúng tách biệt nhau thì chẳng có ý nghĩa, vị trí khác biệt nhưng kết hợp lại là sự hoàn hảo đầy tinh tế.
Ban đầu, piano chỉ có 60 phím đàn, giống như harpsichord. Sau đó, trong suốt thế kỷ 19, cây đàn piano đã có 85 phím, cộng với 3 phím đầu đàn.
Thông thường, bạn có thể nhìn thấy 52 phím màu trắng được thiết kế liền kề nhau, các phím màu đen sẽ cao hơn và ngắn hơn phím trắng. Hai phím màu đen được tách biệt nhau bằng một phím trắng. Cụ thể hơn vị trí các phím đàn sẽ là như sau:
1. Vị trí các phím trắng trên đàn piano
Trên đàn piano có 7 nốt nhạc cơ bản đó là các phím trắng, được sắp xếp nằm liền kề nhau và ký hiệu là A, B, C, D, E, F, G. Các nốt nhạc xếp từ A tới G và tiếp tục lặp lại trên đàn.
2. Vị trí các phím đen trên đàn
Các phím đen trên đàn piano được phân bố thành từng cụm, có cụm 2 phím nằm liền nhau và cụm 3 phím nằm gần nhau. Thường giữa cụm hai phím đen sẽ có phím trắng nằm giữa. Phím đen trên đàn piano thường thể hiện là các nốt thăng và giáng. Nốt đen đầu tiên trong cụm 2 nốt đen là C# (hoặc Db) và nốt đen kế tiếp là D# (hoặc Eb).
Nếu như bạn ghi nhớ những nốt đen này thì coi như việc học đàn piano trong tương lai của bạn sẽ rất dễ dàng.
Dù những phím trắng và phím đen trên đàn piano có vị trí, đặc trưng khác nhau. Nhưng nó kết hợp thành một chuổi tuần hoàn trên đàn piano. Chính vì thế, việc nắm vững cũng như phân biệt được phím trắng và phím đen trên đàn cũng giúp người học đàn piano có thể chơi đàn nhanh hơn. Đây cũng là nền tẳng kiến thức căn bản không nên bỏ qua.
Một điều thú vị nho nhỏ nữa mà chúng tôi sẽ chia sẽ với các bạn, đó chính là lịch sử màu sơn của phím đàn piano.
Câu chuyện diễn ra vào những thế kỷ thứ 18 khi mà nghệ sĩ, nhà soạn nhạc thiên tài Mozart còn sống. Màu sắc của những cây đàn piano thời ấy hoàn toàn ngược lại.
Và đúng như bạn nghĩ, các phím đại diện cho các nốt nhạc thông thường được sơn màu đen và các phím đại diện cho nốt thăng/giáng thì lại được sơn màu trắng.
Tuy nhiên, khi qua thế kỷ 19, đàn piano được biết đến rộng rãi. Kèm với nhiều lý do, đàn piano được đổi lại màu sơn các phím đàn và có đươc màu sắc như bây giờ, với các phím trắng đại diện cho các nốt nhạc cơ bản và các nốt đen đại diện cho các nốt thăng và giáng.
Lý do thì không được nêu rõ, nhưng tự mỗi người đều cảm thấy màu sắc của bây giờ vẫn là hợp lý và đẹp hơn đúng không nào?
Và đó là toàn bộ những thông tin cơ bản lẫn thú vị liên quan đến những phím đàn piano, bạn thấy sao?
À nếu có thêm gì thắc mắc, bạn có thể hỏi chúng tôi “Daykemtainha.vn” luôn sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của bạn.
Hoặc trực tiếp và nhanh chóng hơn, bạn có thể hỏi người hướng dẫn của mình. Người dạy mình chơi đàn piano ấy.
Và liệu bạn đã có người hướng dẫn chưa nhỉ?
Nếu chưa, bạn thật sự nên cần tìm cho mình một người hướng dẫn đi nhé.
Bởi lẽ, chỉ có một người hướng dẫn giỏi và phù hợp thì mới có thể dẫn lối đam mê, đưa người chơi đàn piano lên một tầm cao hơn được.
Và nếu thực sự, bạn chưa có người hướng dẫn phù hợp với mình, thì ngay bây giờ bạn có thể liên hệ cho chúng tôi “Daykemtainha.vn” sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn. Vì rằng là, chúng tôi có đội ngũ gia sư, người hướng dẫn dạy đàn piano trải rộng khắp cả nước.
Đội ngũ gia sư của chúng tôi với những kiến thức chuyên sâu, kèm với những kinh nghiệm nhất định và sự nhiệt huyết trong việc truyền thụ cách chơi đàn piano cho các học viên, tin rằng con đường trở thành người chơi đàn chuyên nghiệp của bạn sẽ không quá xa nữa.
Và còn tuyệt vời hơn nữa khi bạn không cần phải qua trung tâm chúng tôi thì mới có thể đăng ký lớp hoặc tìm gia sư. Bạn chỉ cần dùng chiếc điện thoại thông minh của bản tải App “Dạy kèm tại nhà” và cài đặt theo sự hướng dẫn bên dưới là bạn có thể kết nối với chúng tôi, đặt lớp học và tìm gia sư phù hơp cho mình rồi.
Thế nên, ngay bây giờ, còn chần chừ gì nữa mà không nhấc chiếc điện thoại của bạn lên và làm theo các bước sau đây:
Học viên hoặc phụ huynh cần tìm gia sư môn đàn Piano cho con có thể liên hệ số hotline: 090.333.1985 - 09.87.87.0217
hoặc tải ứng dụng tại: “daykemtainha.vn” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):
Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp
Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn
Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem
Hoặc Phụ huynh – học viên có thể tìm kiếm trực tiếp gia sư phù hợp với nhu cầu thông qua địa chỉ sau: https://www.daykemtainha.vn/gia-su
Chỉ cần điền đủ các thông tin cần thiết theo nhu cầu của bạn và nhấn vào nút tìm kiếm để lựa chọn một gia sư phù hợp từ danh sách chúng tôi cung cấp cho bạn.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo những gia sư được nhiều người đánh giá tốt qua bảng top gia sư tháng mà chúng tôi cập nhật.
- Bài viết khác
- CẤU TẠO ĐÀN PIANO ĐIỆN ( 26/04/2020 )
- CÁCH THỨC VẬN CHUYỂN MỘT CÂY ĐÀN PIANO ĐƯỢC AN TOÀN ( 26/04/2020 )
- ÔNG TỔ CỦA PIANO ĐIỆN ( 26/04/2020 )
- NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI MUA ĐÀN PIANO CƠ ĐẶT Ở CHUNG CƯ ( 19/04/2020 )
- CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON HỌC TỐT ĐÀN PIANO ( 19/04/2020 )
- TƯƠNG LAI CỦA NGƯỜI HỌC ĐÀN ( 19/04/2020 )
- NGHỆ SĨ DƯƠNG CẦM VỚI TRÁI TIM VẪN CÒN MÃI ( 19/04/2020 )
- 5 THƯƠNG HIỆU ĐÀN PIANO ĐIỆN TỐT NHẤT ( 13/04/2020 )
- BI KỊCH CỦA NHÀ SOẠN NHẠC VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI ( 13/04/2020 )