14 HỢP ÂM CĂN BẢN VÀ CẦN NHỚ TRONG ĐÀN PIANO
(30/03/2020)
14 HỢP ÂM CĂN BẢN VÀ CẦN NHỚ TRONG ĐÀN PIANO
Như mọi loại nhạc cụ bộ dây khác. Đàn piano dù bạn chơi ở thế loại là đệm hát hay cover solo thì các bạn đều phải biết đến hợp âm. Nhưng cụ thể: Hợp âm là gì? Quy tắc đánh hợp âm như thế nào? 14 hợp âm cơ bản là những gì? Tất cả sẽ được chúng tôi “Daykemtainha.vn” giải trình cho các bạn trong bài viết dưới đây.
Hợp âm là gì?
Cụ thể hơn nữa là hợp âm của đàn piano được tạo thành bởi 3 hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc, thông thường một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3, nốt nhạc mà theo đó hợp âm được dùng làm nền thì được gọi là nốt chủ âm, các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.
Quy tắc tạo hợp âm
Cấu tạo hợp âm: Gồm 3 nốt hoặc nhiều hơn 3 nốt bắt đầu từ nốt gốc.
Mỗi nốt trong hợp âm cách nhau 1 phím đàn trắng.
Ví dụ: Hợp âm C (đô trưởng) sẽ gồm 3 nốt:
Bắt đầu từ nôt gốc là Đô, nốt tiếp theo sẽ là Mi (vì cách đô 1 phím trắng), tiếp theo đó là Sol (cách Mi 1 phím trắng) =>> hợp âm C sẽ gồm Đô – Mi – Sol.
Tương tự quy tắc trên cho các hợp âm khác, nhưng hợp âm sẽ có những nốt thăng hoặc giáng khác nhau, cần nhớ rõ rằng trong các hợp âm cơ bản dưới đây, đặc biệt bạn cần nhớ những hợp âm nào có nốt thăng hay giáng sẽ giúp bạn chuyển hợp âm nhanh hơn trong khi học đàn piano.
Nào, bắt đầu vào phần chính thôi.
14 hợp âm cơ bản người học đàn cần nắm
7 Hợp âm trưởng
Hợp âm trưởng được ký hiệu bởi một chữ cái in hoa, hợp âm trưởng cấu tạo gồm 3 nốt, nôt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ 2 là nốt được đếm từ nốt thứ nhất lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau, và cuối cùng là nốt thứ 3 được đếm từ nốt thứ 2 lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.
Ví dụ: Cách tính hợp âm Si trưởng (Kí hiệu là B) sẽ gồm 3 nốt, nốt đầu là Si, nốt thứ 2 đếm từ Si lên 5 phím đàn đen trắng là nốt Rê#, nốt thứ 3 đếm từ nốt Rê# lên 4 phím đàn đen trắng là nốt Fa#.
Dựa vào quy tắc trên ta có các hợp âm trưởng như sau:
C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
F (fa trưởng): Fa – La – Đô
G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
A (la trưởng): La – Đô# – Mi
B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#
7 hợp âm thứ
Hợp âm piano thứ được ký hiệu thêm 1 chữ cái m phía sau những chữ cái in hoa, tương tự cách giải thích của hợp âm piano trưởng, nốt thứ nhất là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 4 phím đàn đen trắng liên tiếp, nốt thứ ba cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.
Ví dụ: Để tìm hợp âm Fm ta có cách tính sau đây: gồm 3 nốt, nốt đầu là Fa, nốt thứ 2 đếm từ Fa lên 4 phím đàn đen trắng là nốt La giáng, nốt thứ 3 đếm từ nốt La giáng lên 5 phím đàn đen trắng là nốt Đô.
Như cách tính trên ta có 7 hợp âm piano thứ như sau:
Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
Am (la thứ): La – Đô – Mi
Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
Từ 14 hợp âm trên bao gồm 7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ ta có thể suy ra các hợp âm có dấu thăng (#) hoặc giáng (b) như sau:
Bắt đầu từ hợp âm trưởng/ thứ thăng tất cả các nốt lên ½ cung sẽ trở thành hợp âm thăng. Giáng tất cả các nốt xuống ½ cung sẽ trở thành hợp âm giáng.
Ví dụ: C#, C#m hay Cbm…. Ta có thể suy ra từ việc thăng/ giáng tất cả các nốt có trong hợp âm trưởng/ thứ đó.
Muốn biết hợp âm C# ta chơi hợp âm C và thăng tất cả các nốt trong hợp âm C lên ½ cung.
Muốn biết hợp âm C#m ta chơi hợp âm Cm và thăng tất cả các nốt trong Cm lên ½ cung.
Bạn áp dụng tương tự cho hợp âm giáng.
Sau khi nắm rõ quy tắc cấu tạo các hợp âm, bước tiếp theo là bạn nên thực hành nhiều lần cách chơi đi chơi lại các hợp âm trong khi học đàn piano. Đây cũng là phương pháp tự học piano cho người bận rộn hoặc những người trưởng thành không có thời gian học piano theo cách truyền thống. Bằng cách sử dụng hợp âm, bạn có thể vận dụng để đánh tay trái cho các bản nhạc mình yêu thích.
Và đó chính là 14 hợp âm căn bản nhưng phải cần nhớ kỹ khi bạn muốn học piano.
Nếu có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến piano, bạn có thể liên hệ với chúng tôi “Daykemtainha.vn”, nơi không chỉ giải đáp thắc mắc cho bạn mà còn có thể cho bạn những người hướng dẫn, người thầy tuyệt với nhất.
Học viên hoặc phụ huynh cần tìm gia sư môn đàn Piano cho con có thể liên hệ số hotline: 090.333.1985 - 09.87.87.0217
hoặc tải ứng dụng tại: “daykemtainha.vn” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):
Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp
Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn
Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem
- Bài viết khác
- TRẮNG VÀ ĐEN, BÀN PHÍM PIANO, BẠN CÓ BIẾT ( 26/04/2020 )
- CẤU TẠO ĐÀN PIANO ĐIỆN ( 26/04/2020 )
- CÁCH THỨC VẬN CHUYỂN MỘT CÂY ĐÀN PIANO ĐƯỢC AN TOÀN ( 26/04/2020 )
- ÔNG TỔ CỦA PIANO ĐIỆN ( 26/04/2020 )
- NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI MUA ĐÀN PIANO CƠ ĐẶT Ở CHUNG CƯ ( 19/04/2020 )
- CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON HỌC TỐT ĐÀN PIANO ( 19/04/2020 )
- TƯƠNG LAI CỦA NGƯỜI HỌC ĐÀN ( 19/04/2020 )
- NGHỆ SĨ DƯƠNG CẦM VỚI TRÁI TIM VẪN CÒN MÃI ( 19/04/2020 )
- 5 THƯƠNG HIỆU ĐÀN PIANO ĐIỆN TỐT NHẤT ( 13/04/2020 )