HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

CÁCH ĐỌC BẢN NHẠC (Phần 2)

(08/03/2020)

CÁCH ĐỌC BẢN NHẠC

(Phần 2)

Một vài ngày trước “Daykemtainha.vn” đã có gửi đến các bạn bài viết chỉ dẫn cách đọc bản nhạc trên đàn piano rồi và đó chỉ là phần một của một câu chuyện dài. Hôm nay, tiếp tục chủ đề đấy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn phần hai của chuyên mục cách đọc bản nhạc. Cùng theo dõi tiếp nhé!

Cách đọc bản nhạc3. Nhịp điệu

Hãy cảm nhận nhịp điệu. Cũng như nhịp và phách, “nhịp điệu” là một phần quan trọng đối với sắc thái của một bản nhạc. Và có thể hình dung như sau: Trong khi nhịp phách chỉ cho bạn biết số nhịp của bản nhạc, nhịp điệu sẽ cho bạn biết các nhịp được sắp xếp thế nào.

Một ví dụ thú vị sau đây sẽ minh chứng phần nào đó nghĩa của nhịp điệu: Hãy thử gõ ngón tay xuống mặt bàn, rồi đếm 1-2-3-4; 1-2-3-4 đều đặn.

Hơi nhạt, đúng không?

Giờ hãy thử thay đổi như thế này: Ở nhịp 1 và 2, gõ mạnh hơn, ở nhịp 3 và 4 thì gõ nhẹ hơn. Vậy là nghe đã rất khác rồi.

Giờ hãy thử tiếp: Gõ mạnh ở nhịp 2 và 4, gõ nhẹ ở nhịp 1 và 3,…..

Bạn sẽ hiểu các âm thanh được sắp xếp như thế nào. Đó chính là nhịp điệu.

Cách đọc bản nhạc

Giờ thì hãy tưởng tượng mình đang đi bộ. Mỗi bước chân sẽ là một nhịp. Những nhịp đó được thể hiện bằng nốt đen, bởi vì trong âm nhạc phương Tây, mỗi ô nhịp đều có bốn nhịp tương đương với bốn nốt đen. Nhịp điệu trong bước chân của bạn sẽ như thế này:

- Mỗi bước chân là một nốt đen. Trên bản nhạc, nốt đen là một nốt có màu đen, có thân và không có đuôi. Bạn có thể đếm theo từng bước chân theo nhịp “1, 2, 3, 4 – 1, 2, 3, 4”.

- Nếu bạn giảm tốc độ xuống bằng một nửa, nghĩa là bạn chỉ bước 1 bước vào nhịp 1 và một bước vào nhịp 3, các bước đó sẽ được ký hiệu bằng nốt trắng (có giá trị bằng nửa ô nhịp). Trong bản nhạc, nốt trắng trông giống nốt đen nhưng chúng không được tô đen mà để trắng phần đầu nốt nhạc.

Nếu bạn đi chậm hơn nữa, nghĩa là cứ mỗi bốn nhịp thì bạn chỉ bước một bước vào nhịp 1, bạn sẽ ký hiệu bước đó bằng nốt tròn – mỗi ô nhịp một nốt. Trên bản nhạc, nốt tròn trông giống như một chữ O hoặc một chiếc bánh rán vòng, hơi giống nốt đen nhưng không có thân.

Bây giờ hãy đi nhanh như ban đầu lại. Như bạn đã thấy, khi chúng ta đi chậm lại, các nốt nhạc sẽ mất dần các bộ phận. Đầu tiên, chúng ta bỏ màu khỏi đầu nốt nhạc, sau đó, chúng ta bỏ thân nốt nhạc. Giờ hãy thử tăng nhịp điệu lên. Để làm vậy, chúng ta sẽ thêm các bộ phận cho nốt nhạc.

Hãy quay lại với nhịp bước chân như lúc nãy, và hãy tưởng tượng nó trong đầu (hoặc bạn có thể gõ tay xuống bàn).

Để khiến nhịp điệu của bản nhạc trở nên nhanh hơn, chúng ta sẽ vẽ thêm đuôi cho các nốt nhạc. Mỗi chiếc đuôi sẽ làm giảm một nửa giá trị của nốt nhạc.

Cách đọc bản nhạc

Chùm các nốt. Như bạn thấy ở các ví dụ trên, mọi thứ sẽ trở nên khá rối rắm nếu trên trang giấy có một loạt các nốt nhạc như thế. Bạn sẽ cảm thấy mắt mình như bị lác và hoàn toàn mất dấu vị trí đoạn nhạc mình đang chơi. Để nhóm các nốt nhạc thành những tập hợp gọn gàng và dễ nhìn hơn, chúng ta sẽ dùng tới các “chùm nốt”.

Các chùm nốt chỉ đơn giản là: Bạn thay đuôi của các nốt nhạc đơn lẻ thành một đường kẻ ngang đậm nối thân các nốt lại với nhau. Các nốt được kết thành chùm theo quy tắc logic nhất định. Các bản nhạc phức tạp sẽ có các quy tắc phức tạp hơn. Với mục đích của bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu về chùm các nốt đen.

Cách đọc bản nhạc

Tìm hiểu giá trị của dấu nối và dấu chấm dôi. Khi thêm đuôi, giá trị của một nốt nhạc sẽ giảm đi một nửa, còn khi thêm dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc sẽ tăng thêm một nửa. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ không nhắc tới ở đây, dấu chấm dôi luôn nằm ở bị trí bên phải đầu nốt nhạc. Khi bạn thấy nốt nhạc có dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc đó sẽ tăng gấp rưỡi so với giá trị ban đầu của nó.

Ví dụ, một nốt trắng có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng nốt trắng cộng thêm một nốt đen. Một nốt đen có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng một nốt đen cộng một nốt móc đơn.

Dấu nối cũng gần giống dấu chấm dôi – chúng làm tăng giá trị của nốt nhạc. Dấu nối là một đường cong nối phần đầu của hai nốt nhạc với nhau. Khác với tính chất trừu tượng và có giá trị phụ thuộc vào nốt mà nó ở cạnh của dấu chấm dôi, dấu nối rất dễ hiểu: giá trị của nốt nhạc sẽ được kéo dài bằng đúng giá trị của nốt thứ hai.

Một lí do khác để sử dụng dấu nối thay vì dấu chấm dôi là khi giá trị của nốt nhạc bị thừa trong ô nhạc. Lúc đó, bạn chỉ cần dùng thêm một nốt nhạc bằng đúng phần giá trị bị thừa và dùng một dấu nối giữa hai nốt nhạc đó là được.

Luôn ghi nhớ là dấu nối được đặt giữa đầu của hai nốt nhạc, ở vị trí đối lập với đuôi nốt nhạc.

Cách đọc bản nhạc

Dấu lặng. Vài người cho rằng: “Âm nhạc chỉ là một tổ hợp của các nốt nhạc”, nhưng thực tế họ chỉ nói đúng một nửa. Âm nhạc là một chuỗi các nốt nhạc và cả những khoảng lặng giữa chúng. Đó chính là các “dấu lặng”, và nhờ có chúng, âm nhạc mới có cảm xúc và sức sống.

Hãy xem chúng được ký hiệu như thế nào.

Một dấu lặng tròn là một hình chữ nhật đen nằm ngay dưới dòng kẻ thứ tư. Dấu lặng đen là hình chữ nhật đen nằm ngay trên dòng kẻ thứ ba.

Dấu lặng đơn là một nét gãy.

Các dấu lặng còn lại bao gồm một nét gãy với số đuôi tương tương với giá trị của nốt nhạc có cùng số đuôi.

Đuôi dấu lặng luôn hướng về phía bên trái.

4. Giai điệu

Chúng ta đã nắm được một số điều cơ bản: Khuông nhạc, các bộ phận của nốt nhạc, cách ghi nốt nhạc và dấu lặng. Hãy hiểu kĩ những kiến thức trên và bắt đầu đi vào phần thú vị nhất: ĐỌC BẢN NHẠC!

Cách đọc bản nhạc

Âm Đô trưởng

Thang âm Đô trưởng là thang âm cơ bản trong âm nhạc phương Tây (phần lớn các thang âm mà bạn sắp học đều bắt nguồn từ đây). Khi bạn đã ghi nhớ được nó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được phần còn lại.

Đầu tiên, hãy xem thang âm này trông thế nào, sau đó là tới cách đọc hiểu nó và đọc hiểu một bản nhạc.

Nhìn vào nốt nhạc đầu tiên, nốt Đô trầm, bạn sẽ thấy nó nằm dưới khuông nhạc. Lúc đó, chỉ cần thêm một dòng kẻ phụ riêng cho nốt đó – vì vậy, nốt Đô trầm có một dòng kẻ nhỏ qua đầu nốt nhạc. Nốt nhạc càng trầm thì càng có nhiều dòng kẻ phụ. Nhưng hiện tại, chúng ta sẽ không cần quan tâm tới việc đó.

Thang âm Đô trưởng có tám nốt nhạc. Những nốt nhạc này tương đương với các phím trắng trên đàn piano.

Bạn có thể đã có hoặc chưa có đàn piano, nhưng lúc này, một cây đàn lại rất quan trọng để bạn không chỉ nhận ra các nốt nhạc trông như thế nào mà còn “nghe” như thế nào nữa.

Bạn có thể tập đọc nốt nhạc (thị tấu) – hay còn gọi là “xướng âm”. Nghe thì có vẻ “bác học” nhưng có thể bạn cũng đã biết nó rồi: đó chỉ là cách chúng ta hát các nốt “Đồ, Rê, Mí” thôi.

Bằng cách xướng âm, kĩ năng đọc nốt nhạc của bạn sẽ được nâng cao – kĩ năng này có thể mất cả đời để hoàn thiện, nhưng nó đã có ích ngay từ lúc bạn bắt đầu tập luyện rồi. Hãy nhìn lại âm giai Đô trưởng đã được bổ sung thêm tên các nốt nhạc.

Hãy nhớ giá trị nốt nhạc mà chúng ta vừa đề cập lúc nãy: Nốt Đô cao ở cuối dòng kẻ đầu tiên, và nốt Đô trầm ở cuối dòng kẻ thứ hai đều là nốt trắng, các nốt còn lại đều là nốt đen. Nếu bạn tưởng tượng mình đang đi bộ, cứ mỗi nốt nhạc là một bước chân. Nốt trắng sẽ tương đương hai bước chân.

Cách đọc bản nhạc

Và hãy cứ luyện tập như thế cho đến khi bạn đã biết rõ và đọc nhuần nhuyễn được bản nhạc nhé!

Đừng quên rằng, hãy luôn liên hệ với người hướng dẫn của bạn để có thể giải đáp những thắc mắc cũng như dạy bạn một cách tốt nhất.

Với đội ngũ gia sư của chúng tôi, những người hướng dẫn nhiệt tình của “Daykemtainha.vn”, bạn sẽ luôn được quan tâm, chia sẽ và hướng dẫn tận tình nhất.

Học viên hoặc phụ huynh cần tìm gia sư môn đàn Piano cho con có thể liên hệ số hotline: 090.333.1985 - 09.87.87.0217

hoặc tải ứng dụng tại: “daykemtainha.vn” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):

Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp

 

Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn

Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem

ung dung dạy kèm tại nhà

  • Bài viết khác