HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN

(15/02/2020)

ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
(Phẩn 1)
 
Âm nhạc là một loại ngôn ngữ đã tồn tại hàng ngàn năm nay, và những ký hiệu trong âm nhạc mà chúng ta dùng ngày nay cũng đã xuất hiện từ rất lâu về trước. 
Ký âm” là cách ghi lại âm thanh bằng các ký hiệu, từ những ký hiệu cơ bản về cao độ, trường độ và nhịp điệu, cho tới những ký hiệu phức tạp hơn về biểu cảm, âm sắc và thậm chí cả những hiệu ứng đặc biệt. Bài viết (Phần 1) này “Daykemtainha.vn” sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về cách đọc một bản nhạc. Những kiến thức nền tảng phải biết khi học đàn piano. Mọi người cùng theo dõi nhé!
ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
Kiến thức Cơ bản
1 Hiểu rõ khuông nhạc: 
Có rất nhiều kiến thức cơ bản khi học nhạc mà chắc chắn bạn phải biết, trong đó có “khuông nhạc”. 
Và khuông nhạc chính là những đường kẻ ngang trên bản nhạc. Đây là ký hiệu âm nhạc cơ bản nhất và là nền tảng cho tất cả mọi thứ trong âm nhạc.
Khuông nhạc bao gồm năm dòng kẻ ngang song song, ở giữa chúng đều có khoảng cách (gọi là khe). Cả dòng kẻ và các khe đều được đánh số để dễ ghi nhớ, và luôn được đánh thứ tự từ thấp (đáy khuông nhạc) đến cao (đỉnh khuông nhạc).
ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
2 Khóa Treble khóa của sự khởi đầu: 
Một trong số những điều đầu tiên bạn sẽ gặp khi học nhạc, đó là “Khóa nhạc”. Ký hiệu uốn lượn ở đầu bên trái của khuông nhạc đó sẽ cho bạn biết cữ âm của bản nhạc cần chơi. 
Mọi loại nhạc cụ và giọng hát ở âm vực cao đều thuộc cữ âm của khóa Treble. Khóa Treble, hay còn gọi là khóa Sol, được bắt nguồn và cách điệu từ chữ G trong tiếng La-tinh. Có một mẹo hay để nhớ điều này, đó là nét uốn tròn ở chính giữa khóa Sol có hình dạng giống chữ G. Khi ghi các nốt nhạc vào khuông nhạc có khóa Sol, chúng sẽ có thứ tự như sau:
Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: E G B D F
Bốn khe, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: F A C E
ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
Điều này có thể hơi khó nhớ, nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để ghi nhớ dễ dàng hơn. Đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ, bạn có thể ghi nhớ câu: “Em Gủ Bạn Dạo Fố”. Đối với những nốt nhạc nằm ở khe, bạn có thể nhớ là: “Fố Anh Có Em”. Luyện tập với công cụ nhận diện nốt nhạc trực tuyến cũng là một cách tuyệt vời để nhớ được thứ tự này.
ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
3 Khóa Bass, những điều bạn cần biết: 
Khóa Bass hay còn gọi là khóa Fa, được sử dụng với những nhạc cụ có quãng âm thấp hơn, ví dụ như: Phần đệm tay trái của đàn piano, đàn guitar bass, kèn trombone...
Khóa Fa có nguồn gốc từ chữ F trong nhóm ngôn ngữ Gothic. Hai dấu chấm của khóa Fa sẽ nằm ở hai khe trên và dưới dòng kẻ của nốt Fa trên khuông nhạc. Khuông nhạc chứa khóa Fa sẽ có thứ tự các nốt khác với khóa Sol.
Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: G B D F A (“Gủ Bạn Dạo Fố À?”).
Bốn khe, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: A C E G (“Anh Chị Em Gái.”).
ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
4 Nốt nhạc, linh hồn của khuông nhạc 
Một nốt nhạc bao gồm tối đa 3 bộ phận: Đầu, thân và đuôi.
Đầu nốt nhạc: Đây là một hình bầu dục được để trống (trắng) hoặc tô kín (đen). Chức năng cơ bản nhất của nó là báo cho nhạc công biết họ sẽ chơi nốt nào trên nhạc cụ của mình.
Thân nốt nhạc: Đây là một đường thẳng được vẽ liền với đầu nốt nhạc. Nếu thân nốt nhạc hướng lên trên, nó sẽ được vẽ ở phía bên phải đầu nốt nhạc Nếu thân nốt nhạc hướng xuống dưới, nó sẽ được vẽ ở phía bên trái đầu nốt nhạc. Hướng của thân nốt nhạc không có ảnh hưởng gì tới nốt nhạc đó, nhưng nó khiến các nốt dễ đọc hơn và nhìn đỡ rối mắt hơn.
Quy tắc chung khi vẽ thân nốt nhạc là: Đối với các nốt nhạc nằm từ dòng kẻ thứ ba trở lên, thân nốt nhạc sẽ hướng xuống dưới, và đối với các nốt nhạc nằm dưới dòng kẻ thứ ba, thân nốt nhạc sẽ hướng lên trên.
Đuôi nốt nhạc: Đây là một nét uốn lượn được vẽ tại đầu còn lại của thân nốt nhạc. Dù thân nốt nhạc đang ở bên trái hay bên phải của nốt nhạc, phần đuôi “luôn” được vẽ ở phía bên phải phần thân chứ không bao giờ ở bên trái.
Ba bộ phận đầu, thân và đuôi nốt nhạc sẽ cho nhạc công biết mỗi nốt nhạc có giá trị như thế nào về mặt nhịp phách. Khi bạn nghe nhạc và bạn giậm chân nhịp nhàng với giai điệu, bạn đã nắm bắt được nhip điệu của bản nhạc đó.
Nhịp và Phách
ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
1 Vạch nhịp là gì: 
Trong bản nhạc, bạn sẽ thấy có những đường chia khuông nhạc những quãng đều nhau. Những vạch đó thể hiện một “ô nhịp”. 
Khoảng trống ở trước vạch thứ nhất là ô nhịp đầu tiên. Khoảng trống giữa vạch thứ nhất và vạch thứ hai là ô nhịp thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy. Các vạch nhịp không ảnh hưởng gì đến bản nhạc, nhưng chúng giúp người biểu diễn dễ theo dõi bản nhạc hơn.
2 Nhịp hoặc Số nhịp: 
Nhịp là nhịp điệu của bài hát. Bạn có thể cảm nhận được nó một cách tự nhiên khi bạn nghe nhạc pop hoặc nhạc dance, đó là âm thanh “bùm, chát, bùm, chát” hoặc một bài nhạc dance kinh điển cũng có thể minh họa rõ về nhịp.
Trên bản nhạc, nhịp được thể hiện bằng một ký hiệu giống như một phân số ở ngay bên cạnh khóa nhạc. Cũng như một phân số, nó có tử số và mẫu số. Tử số được viết tại hai dòng trên cùng của khuông nhạc, nó cho biết có bao nhiêu phách trong một nhịp. Mẫu số cho biết một phách (mỗi lần giậm chân) có giá trị kéo dài bằng bao nhiêu nốt nhạc (nốt đen).
Nhịp 4/4 có lẽ là loại nhịp dễ hiểu nhất, hoặc “phổ biến” nhất. Đối với nhịp 4/4, mỗi ô nhịp sẽ có 4 nhịp và mỗi nhịp tương đương với một phách. Đây là loại nhịp bạn thường gặp trong các bản nhạc khá thịnh hành. Bạn có thể đếm theo nhịp này bằng cách gõ “1-2-3-4” theo đúng nhịp bài hát.
Khi thay đổi tử số, chúng ta sẽ thay đổi số phách trong một nhịp. Một loại nhịp khá phổ biến khác là nhịp ¾. Ví dụ, phần lớn các điệu nhạc waltz (nhạc van-sơ) sẽ có nhịp “1-2-3 1-2-3” đều đặn, nên chúng có 3 phách trong một ô nhịp.
ĐỌC BẢN NHẠC CƠ BẢN
Một số nhịp sẽ được hiển thị bằng chữ C thay vì hai con số. Nhịp 4/4 thường được thể hiện là một chữ C lớn có nghĩa là nhịp Thường. Cũng như vậy, nhịp 2/4 mét được thể hiện dưới dạng một chữ C lớn với đường kẻ dọc qua nó. Chữ C với đường kẻ qua nó là biểu thị của nhịp Ngắt.
Và thế là kết thúc phần 1 ở đây nhé!
Vẫn còn rất nhiều kiến thức mà một học viên mới cần phải biết và chúng tôi sẽ tập hợp một bài về đọc bản nhạc ở phần sau, chú ý theo dõi nhá.

Học viên hoặc phụ huynh cần tìm gia sư môn đàn Piano cho con có thể liên hệ số hotline: 090.333.1985 - 09.87.87.0217
hoặc tải ứng dụng tại:
 “daykemtainha.vn” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):

Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp

 

Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn

Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem

ung dung dạy kèm tại nhà

 

  • Bài viết khác