HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ HỌC TỐT PIANO (PHẦN 2)

(31/12/2019)

CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ HỌC TỐT PIANO (PHẦN 2)

Tiếp nối cho bài viết cần chuẩn bị gì để học tốt piano, chúng tôi “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ” sẽ tiếp tục với phần 2 này để hoàn thiện bài viết, các bạn cùng theo dõi nhé!

CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ HỌC TỐT PIANO (PHẦN 2)

5. Các nốt nhạc hoa mỹ

Những nốt nhạc hoa mỹ luôn phải được xem xét và cân nhắc triệt để trong quá trình luyện tập tác phẩm mới. Các học viên phải chắc chắn rằng sau khi tác phẩm được chơi với tốc độ nhanh thì các nốt hoa mỹ vẫn được đảm bảo. Mục đích của nốt hoa mỹ là để làm đẹp thêm bài nhạc và gây cuốn hút hơn hoặc để thể hiện kỹ thuật điêu luyện của người nghệ sĩ. Tuy nhiên không nên bỏ qua nhân tố quan trọng nhất về cách thể hiện, trình bày, biểu diễn độ nhấn nhá, mạnh nhẹ, tốc độ.

Tuy vậy, tốt hơn là nên xóa bỏ những điều này ra khỏi tâm trí, tập trung hơn vào việc tạo ra những giai điệu du dương và mang lại hiệu quả “thưởng thức” cho người nghe.

Nếu nhìn từ khía cạnh chơi nhạc, một nốt đàn “đúng” cần phải được thể hiện hoàn chỉnh trước khi tạo cho nó “vẻ đẹp”. Một sai lầm lớn của nhiều người học piano thể hiện ở việc khi học đàn chính là đọc lướt các dấu hoa mỹ mà không phân tích kỹ càng.

Điều này sẽ khiến khi học viên bắt đầu tập trên đàn, các dấu nhạc này sẽ mất đi tính hoa mỹ và trở nên “thô kệch”. Phân tích kỹ những nốt nào mình muốn đánh, tách biệt các dấu nhạc hoa mỹ với nhau và tập theo sắc thái từng phân đoạn trước khi thử ghép tất cả lại với nhau. Chơi từng nốt chậm rãi và chắc chắn, chú ý vào ngón bắt đầu và kết thúc của nốt hoa mỹ, vì một bắt đầu tốt sẽ dẫn đến một kết thúc hoàn hảo, và dĩ nhiên những nốt nhạc bên trong cũng sẽ “nương” theo và trở nên hay hơn. 

6. Đọc kỹ các tài liệu đính kèm (nếu có)

Một số tác phẩm có các tài liệu đính kèm để giới thiệu hoàn cảnh sáng tác hay thân thế sự nghiệp của tác giả, những thông tin này luôn luôn có ích cho việc xử lý tác phẩm và giúp cho học sinh “tiếp cận” tác phẩm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để giúp ích thực sự cho bạn, những tài liệu này cần đảm bảo tính chính xác. Trên thực tế, những tài liệu được viết bởi chính tác giả của tác phẩm đó là tốt nhất. Đôi khi nên tham khảo chéo cùng một tư liệu được viết bởi 2 người khác nhau.

Ví dụ: cách sử dụng Rubato được viết bởi 2 nhà soạn nhạc nổi tiếng: Mozart và Chopin. Mozart viết rằng: “Tay phải chơi với tốc độ linh động (rubato) trong suốt quãng nhịp khoan thai thì tay trái bắt buộc phải chơi với một nhịp chặt chẽ”. Nhưng Chopin lại khuyên những học trò của mình là : “ Tay trái chính là chỉ huy của dàn nhạc”. Mặc dù cùng diễn tả một khái niệm, nhưng những phát biểu trên không hoàn toàn đồng nhất. Nhạc trưởng của dàn nhạc, đôi khi không cần giữ một tốc độ cứng nhắc, còn Mozart thì lại nói bắt buộc phải giữ đúng nhịp. Điều này cho thấy, để có một cái nhìn tổng quát về một tác phẩm thông qua các tài liệu đính kèm, cần tìm hiểu kỹ lưỡng và kiểm tra tính đúng đắn của tư liệu.

CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ HỌC TỐT PIANO (PHẦN 2)

7. Hình thức âm nhạc        

Khi tập một tác phẩm mới học viên nên phân tích cấu trúc của tác phẩm để có thể hiểu rõ và học thuộc tác phẩm nhanh hơn. Âm nhạc không giống như văn học, một từ ngữ trong một tác phẩm văn học bản thân chúng đã thể hiện một ý nghĩa nào đó, qua đó cho phép chúng được đặt vào một ngữ cảnh thích hợp. Nhưng trái lại, âm nhạc không có nghĩa cụ thể, dù chúng có được đặt vào một đoạn, một câu nhạc.

Trong khi biểu diễn tác phẩm, âm nhạc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc nhất định. Chúng ta có thể quan sát một bức tranh, từng chi tiết được thể hiện trên đó một cách dễ dàng, hoặc quan sát tổng thể và nhận ra nét đẹp của nó. Âm nhạc lại không như vậy, mọi thứ phải luôn được trình diễn thật hoàn hảo. Không có cách gì có thể quay lại xem xét hoặc sửa đổi một câu nhạc vừa được biểu diễn. Vì thế, bắt buộc mọi “nhân tố” âm nhạc phải được cân nhắc, xem xét và chỉnh sửa cho thật hoàn chỉnh.

Ngoài ra còn có một số cách để phân biệt ra hình thức âm nhạc của một tác phẩm. Đôi khi tác giả đặt tên cho tác phẩm của họ, chúng ta đôi khi ngay lập tức nhận ra “hướng” của bản nhạc đó.

Ví dụ như: valse, berceuse (khúc hát ru), barcarolle (khúc hát chèo thuyền), scherzo (một câu chuyện đùa), nocturnes (một “đêm” nên thơ)... Từ điển âm nhạc là nguồn để tra cứu những thông tin trên. Mặt khác, đối với những tác phẩm không tên, học sinh có thể dựa vào điệu nhạc của tác phẩm và tưởng tượng hình tượng âm nhạc theo ý riêng của mình để thể hiện phong thái nhạc tốt nhất.

8. Nghe

Nghe là một việc có thể nói là quan trọng nhất, quyết định sự thành công khi thể hiện một tác phẩm. Mục đích của việc nghe lại quá trình tập luyện của bản thân là cách tốt nhất để khắc phục rất nhiều lỗi mà ta có thể bỏ qua. Để nghe lại những gì đã đàn, học viên chỉ cần chuẩn bị một chiếc máy nghe nhạc hoặc máy ghi âm. Tuy nhiên, chất lượng thu phải tốt, điều đó sẽ giúp học viên phát hiện ra những lỗi nhỏ nhất.

Học viên luôn kiểm tra bằng cách dò từng nốt nhạc trên bản nhạc khi nghe để tìm ra lỗi cần sửa chữa và đánh dấu ngay vào bài. Học viên đừng nên ngại nghe một bản trình diễn quá tệ của mình, điều đó sẽ giúp bạn trở thành một pianist chuyên nghiệp.

9. Những yếu tố quan trọng của giai điệu và hòa âm

Tìm kiếm những đường nét giai điệu “ẩn” (nằm ở tay trái, hay nằm ở giữa các bè…). Chú ý đến sự thay đổi hòa âm trong tác phẩm (thay đổi dấu hóa, giọng…). Đôi khi bản nhạc không thể hiện ra những yếu tố này một cách rõ ràng, nhiệm vụ của học sinh chính là tìm ra những yếu tố đó và kết hợp với những cái “thấy” được để phô diễn dẫn đến hoàn thiện tác phẩm hay hơn.

10. Hoàn chỉnh câu nhạc

Câu nhạc phải được xác định và trau chuốt sau khi vấn đề kỹ thuật đã được giải quyết. Chú ý giai điệu đi lên xuống và đường đi của câu nhạc một cách cẩn thận. Ngoài ra, nên chú ý những đoạn ở cuối câu nhạc, cuối đoạn… để “thở”; một số nốt nhạc phải được làm nổi bật trong bài (“định vị” nốt)…

Một điều khác nữa là, học viên nên trung thành với nhịp mà tác giả ghi trong bài, không lẫn lộn các nhịp với nhau, làm rõ đầu nhịp khi luyện tập, nhất là những đoạn nhanh.

CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ HỌC TỐT PIANO (PHẦN 2)

11. Hoàn chỉnh tốc độ

“Kỹ năng tốc độ” thường được sử dụng để nói về những tay lái moto, cũng tương tự như với học sinh. Tốc độ mà những nghệ sỹ chuyên nghiệp thường chọn để trình diễn một tác phẩm nào đó thường là nguồn tư liệu để những người khác chọn là cái đích của mình. Nhưng để đạt được tốc độ đó, những nghệ sĩ chuyên nghiệp đã phải luyện tập trong rất nhiều năm và bỏ ra rất nhiều công sức. Với một số người, khi cố gắng đàn quá nhanh, những tiểu tiết bị bỏ qua, thậm chí không xuất hiện trong phần trình diễn, chính điều đó khiến cho tác phẩm không thể đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối.

Tốc độ, theo một nghĩa nào đó có vẻ rất hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng mang đến sự hài lòng cho người nghe. Nghệ sĩ Claudio Arrau, thường sử dụng tốc độ ở một mức chậm “bất thường”, tuy nhiên, bằng cách chú trọng vào tính cách và định hình thật kỹ từng nốt nhạc, ông hoàn toàn thể hiện được phần hồn, sự tinh túy của tác phẩm mà không cần chú trọng quá vào tốc độ. Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì mà mình dự định làm với tốc độ của tác phẩm. 

Với 11 điều như thế, chắc chắn rằng đã đủ hành trang cho một cuộc phiêu lưu trở thành một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp cho bạn rồi đấy.

Nhưng để đảm bảo bạn có thể xử lý hành trang này một cách tốt nhất. Với một điều nữa chúng tôi muốn bạn lưu tâm và đấy chính là “Lưu tâm về người thầy/cô sẽ chỉ dạy nhạc piano cho bạn”.

Một nơi uy tín với hàng ngàn gia sư có chất lượng trải dài trên khắp đất nước Việt Nam, chúng tôi Daykemtainha.vn hân hạnh và tự tin sẽ là người giúp bạn thực hiện niềm mong ước trở thành một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp.

Chỉ với các bước đơn giản bên dưới trên chính chiếc điện thoại thông minh của bạn là bạn có thể đạt được điều mình mong muốn đối với piano. Hãy ngay bây giờ, nhấc điện thoại lên và làm theo các bước dưới đây:

Học viên hoặc phụ huynh cần tìm gia sư môn đàn piano cho con có thể liên hệ số hotline: 090 333 1985 - 09 87 87 0217
hoặc tải ứng dụng tại:
 “daykemtainha.vn” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):

Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp

 

Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn

Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem

ung dung dạy kèm tại nhà

  • Bài viết khác