Những lỗi thường mắc phải khi tập đàn Piano
(27/11/2019)
5 LỖI DỄ MẮC PHẢI KHI HỌC PIANO
Rất nhiều những học viên của chúng tôi khi học đàn piano đều luôn mắc phải và lặp lại mãi một số sai lầm cơ bản và nhỏ nhặt, tuy nhìn bề ngoài ở một mức độ ít, những sai lầm này chẳng đáng là bao, nhưng đối với một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp những sai lầm này sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến danh tiếng và sự nghiệp của người nghệ sĩ. Vậy, những sai lầm cơ bản đó là gì và hãy cùng khắc phục nhé!
Sai lầm 1: Ngồi sai tư thế
Đối với người mới học đàn piano, chuyện tư thế ngồi chơi đàn dường như không được xem trọng, hay nói cách khác là họ sẽ bỏ qua việc đó mà chỉ tập trung vào việc bấm phím đàn, điều đó khiến cho tư thế ngồi của người chơi đàn bị sai đi. Ngồi quá thấp hoặc quá cao, quá gần hoặc quá xa đều khiến người chơi đàn dễ bị cứng vai và đau lưng.
Tương tư như tư thế ngồi học của mọi đứa trẻ, nếu từ đầu đứa trẻ có được một tư thế thẳng lưng đúng quy cách thì sau này lớn lên đứa trẻ đó sẽ tránh được các tật quẹo cột sống hoặc các bệnh liên quan cột sống.
Và cũng thật dễ dàng để tránh tất cả những điều này nếu các học viên mới dành một chút thời gian để chú ý đến cách ngồi chơi đàn piano. Bắt đầu bằng cách giữ cả hai chân trên mặt đất song song với nhau. Ngồi ở tư thế thẳng đứng và thoải mái. Học viên thậm chí có thể tưởng tượng đang cân bằng một cuốn sách trên đầu (hoặc một vương miện - bất cứ điều gì khiến người học cảm thấy thích thú). Tiếp theo, giữ cánh tay song song với sàn nhà. Điều chỉnh ghế sao cho khi bấm phím đàn người sẽ không bị nghiêng về phía trước hoặc phía sau quá nhiều.
Một số lưu ý nhỏ sau đây có thể giúp được cho người học piano ngồi đúng tư thế này:
• Nếu bụng chạm vào cây đàn piano khi hít vào, chắc chắn là ngồi quá gần.
• Nếu phải duỗi tay mạnh để đến được bàn phím, có thể vị trí đang ngồi ở quá xa!
• Nếu một con mèo có thể ngồi trên đùi trong khi chơi đàn, khoảng cách giữa người chơi và bàn phím là khá gần.
Sai lầm 2: Thời gian luyện tập trên một lần quá dài
Mọi người vẫn thường bảo: Chăm chỉ luyện tập ắt sẽ thành công, tuy nhiên chăm chỉ, thường xuyên luyện tập lại không có nghĩa là luyện tập liên tục với chế độ không thích hợp.
Việc luyện tập với thời gian dài liên tục bởi vì muốn mau chóng có kỹ thuật tốt hay bởi vì bài hát đang luyện nghe rất hay là một ý định sai lầm. Với ý định sai lầm này, cơ bắp của người chơi đàn có thể bị suy yếu đi nhiều kèm theo những hậu quả khác.
Vậy nên, người chơi mới chỉ cần thực hành khoảng 10 phút mỗi ngày là đủ. Cơ bắp của mỗi người cần phải thích nghi dần với những chuyển động mới, đó là công việc không hề dễ dàng! Các phiên tập ngắn nhưng thường xuyên vào mỗi ngày sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các buổi tập marathon mỗi tuần một lần.
Khi kỹ năng chơi đàn piano trở nên tốt hơn, học viên sẽ có thể thực hành lâu hơn. Nhưng ngay cả các nhạc sĩ chuyên nghiệp cũng cần phải có những buổi diễn tập. Hầu hết không bao giờ thực hành lâu hơn 40 phút cùng một lúc. Đối với người lớn 30 phút mỗi ngày là thời gian thực hành hợp lý. Đối với học sinh nhỏ tuổi hoặc trẻ em 2-3 tuổi, 10-15 phút có thể hiệu quả hơn.
Sai lầm 3: Không thiết lập một thói quen
Để biểu thị cho sai lầm này, chúng tôi sẽ nhắc đến một khái niệm được gọi là “Ngẫu hứng 1 giờ”, nghĩa là những ý tưởng, những dự định kèm với nhiệt huyết và sự tự tin cao độ sẽ diễn ra trong vòng một giờ và nếu lâu nhất sẽ là vài giờ cho đến vài ngày và những giờ, những ngày sau đó, sự nhiệt huyết giảm sút, tinh thần, sự ham muốn tuột dốc không phanh và cuối cùng chẳng còn lại gì cả.
Tương tự vậy, một số học viên khi mới bắt đầu học piano sẽ cảm thấy rất hào hứng với những mong muốn dự định của một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp, nhưng lại chưa qua hết một tháng, niềm tin ấy lụi tàn đi trông thấy. Nguyên nhân dẫn đến việc này nằm ở chỗ: Các học viên này không có thói quen luyện tập thường xuyên hoặc thói quen tự luyện tập. Điều này sẽ khiến cho một nghệ sĩ piano không được phát huy khả năng và không được mọi người biết đến.
Với chính cả những nghệ sĩ piano chuyên nghiệp họ vẫn phải thường xuyên tự giác luyện tập điều đặn để có thể đàn tốt được trong mọi show diễn. Các học viên học piano mới cũng nên tự thiết lập một thói quen tập luyện thường xuyên là được.
Sai lầm 4: Sử dụng sai ngón tay
Nói đến chơi đàn piano phải nghĩ đến cảnh 10 ngón tay người nghệ sĩ lướt nhanh trên những phím đàn, nhìn mà kích thích mạnh mẽ. Thế nhưng, đối với những học viên mới, ở bước này, tức là khi luyện tập đánh đàn bằng 10 ngón tay không cần quá gấp ráp, nhanh chóng như những nghệ sĩ chuyên nghiệp mà phải sử dụng đúng ngón tay cho phím đàn, tuy chậm nhưng đúng và chắc chắn.
Sai lầm 5: Đặt đàn piano ngoài tầm nhìn
Đặt piano ngoài tầm nhìn có nghĩa là sự tương tác thường xuyên giữa người học piano và chiếc piano ấy. Nếu thường xuyên nhìn thấy được cây đàn piano, người học sẽ có thêm những động lực nhất định mà luyện tập và nghiên cứu, dần dà sẽ tạo thành thói quen và thói quen ấy sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp của một nghệ sĩ piano sau này.
Ngược lại, để một cây đàn quý giá ở một nơi mà học viên không thường sử dụng, thậm chí là không sử dụng đến thì xác suất cây đàn ấy nhanh chóng đóng bụi và cũ kỹ đi dần là rất cao, song hành với điều đó sẽ là sự suy giảm ham muốn của học viên piano và dẫn đến một kết quả không tốt.
Và vâng, phía trên là 5 lỗi mà một người mới học đàn piano nào cũng phải từng có sự trải qua, hy vọng với những chia sẽ này mọi học viên học đàn piano sắp tới sẽ lưu ý và hạn chế gặp phải những lỗi cơ bản này.
Cùng với đó, một trong những bí quyết tốt nhất để tránh những lỗi lầm kia chính là tìm thấy một người dạy đàn xứng đáng giành cho học viên.
Một người thầy xứng đáng, một người giáo viên, gia sư có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn lẫn sự thấu hiểu lứa tuổi và nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho người học đó chính là một giáo viên tốt.
Chúng tôi, “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ” sẽ cho bạn điều ấy (một người gia sư tốt), với đội ngũ gia sư tuyển chọn trên khắp cả nước, những gia sư của chúng tôi đảm bảo có sự am hiểu sâu sắc về chuyên môn, kèm với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tin rằng ước mơ trở thành một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp của học viên sẽ nhanh chóng hoàn thành.
Nhanh chóng và tiện lợi, chỉ với chưa đầy 10 phút, bạn đã và sẽ trở thành một học viên của chúng tôi, gia sư sẽ tìm đến tận nơi bạn đăng ký học với thời gian nhanh nhất có thể và tương lai của bạn bắt đầu ngay từ lúc ấy. Việc bây giờ chỉ cần làm theo những bước bên dưới này thôi.
Bạn tải ứng dụng “Dạy kèm tại nhà” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):
Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp
Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn
Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem
- Bài viết khác
- TRẮNG VÀ ĐEN, BÀN PHÍM PIANO, BẠN CÓ BIẾT ( 26/04/2020 )
- CẤU TẠO ĐÀN PIANO ĐIỆN ( 26/04/2020 )
- CÁCH THỨC VẬN CHUYỂN MỘT CÂY ĐÀN PIANO ĐƯỢC AN TOÀN ( 26/04/2020 )
- ÔNG TỔ CỦA PIANO ĐIỆN ( 26/04/2020 )
- NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI MUA ĐÀN PIANO CƠ ĐẶT Ở CHUNG CƯ ( 19/04/2020 )
- CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON HỌC TỐT ĐÀN PIANO ( 19/04/2020 )
- TƯƠNG LAI CỦA NGƯỜI HỌC ĐÀN ( 19/04/2020 )
- NGHỆ SĨ DƯƠNG CẦM VỚI TRÁI TIM VẪN CÒN MÃI ( 19/04/2020 )
- 5 THƯƠNG HIỆU ĐÀN PIANO ĐIỆN TỐT NHẤT ( 13/04/2020 )