HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

Sự khác nhau giữa đàn Piano và đàn Organ

(27/11/2019)

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐÀN PIANO VÀ ĐÀN ORGAN

Rất nhiều những học viên học piano luôn thắc mắc với gia sư của chúng tôi rằng: Đàn piano có khác đàn organ không? Và chúng tôi cũng tin: Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người khác không chỉ là học viên của chúng tôi. Chính vì vậy, hôm nay Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ sẽ thông tin cụ thể đến cho mọi người để mọi người có thể phân biệt được hai loại nhạc cụ khác nhau này thông qua bài viết dưới đây, mọi người cùng theo dõi nhé!

dạy kèm đàn piano

Đầu tiên, phải nói rằng đàn piano và đàn organ là hai nhạc cụ khá là giống nhau (theo cách nhìn của đại đa số mọi người) là bởi vì: Hai loại đều là nhạc cụ phát ra âm thanh thông qua hình thức bấm phím đàn, và ngoại hình đều có vẻ như là giống nhau với hai màu trắng đen của phím đàn và số lượng phím đàn cũng nhiều. Tuy nhiên, ngay từ cái tên thì hai loại nhạc cụ này đã phân định rõ ràng, chúng không phải là một. Và qua những đặc điểm dưới đây, mọi người sẽ thấy rõ điều này.

Thứ nhất: Ngoại hình của đàn

Về ngoại hình của đàn piano: Đa số các đàn piano đều có ngoại hình lớn.

Đặc biệt là dòng đàn grand piano (đàn piano lớn) với hộp đàn đồ sộ phía sau, thoạt nhìn ta đều có thể nói ngay là đàn piano.

Đối với đàn upright piano (đàn piano đứng), tuy có phần nhỏ gọn hơn đàn grand piano nhưng cơ bản vẫn còn rất lớn so với một cây đàn organ mà mọi người thường thấy.

Đối với đàn piano điện, đây có lẽ là loại đàn dễ gây sự hiểu lầm nhất nếu xét về ngoại hình. Tuy nhiên so với sự tiện lợi của đàn organ thì dù là piano điện cũng vẫn còn những sự to lớn, và khó di chuyển hơn. Kèm với đó đàn piano điện không có được sự đa dạng, phong phú về các nút bấm và điều chỉnh như đàn organ.

Còn ngoại hình của đàn organ: Tiện lợi, nhỏ, gọn là những thứ nói về ngoại hình của một chiếc đàn organ. Người chơi đàn organ có thể dễ dàng đeo đàn trên lưng vi vu đi mọi nơi mà không quá nhiều khó khăn như đàn piano.

Thứ hai: Về chất liệu làm vỏ đàn

Đối với đàn piano: Chất liệu chủ yếu là gỗ. Loại nguyên liệu tốt nhất cho những âm sắc du dưỡng, bay bổng của piano. Ngoại trừ số ít các trường hợp trên đàn piano điện, người ta có thể dùng chất liệu nhựa cứng cao cấp để tạo thành vỏ đàn.

Còn riêng vỏ đàn của organ: Đa số là nhựa cứng, để phục vụ cho sự tiện lợi khi cần mang đàn đi đâu đó.

Thứ ba: Về số lượng phím đàn

Tuy màu sắc chủ đạo vẫn là trắng và đen, nhưng số lượng phím đàn trên hại loại lại có những sự khác biệt cơ bản như sau:

Đàn piano: Số lượng phím đàn nhiều từ 88 cho đến 97 phím đàn, tùy theo trình độ và độ tuổi của người chơi đàn mà lựa chọn.

Đàn organ: Cũng phải tùy theo trình độ và lứa tuổi để chọn đàn organ nhưng số phím trên đàn organ thường ít hơn 88 trong đó có cả loại với 49, 61 và 76 phím đàn.

học kèm đàn piano

Thứ tư: Về cơ chế phát ra âm thanh

Để phát ra những âm thanh hay, du dương và trầm ấm, đàn piano sử dụng cơ chế cơ để làm điều đó, nghĩa là: Với mỗi phím đàn khi có lực tác động từ người chơi đàn, theo các kết cấu tinh vi mà các thanh gỗ trong đàn sẽ đánh vào dây đàn tạo ra âm thanh. Chính vì vậy đàn piano không cần dùng điện và có thể tạo ra âm thanh hay hơn, du dương hơn so với đàn organ. Ngoại lệ duy nhất là đối với đàn piano điện, tuy nhiên nếu so về âm thanh phát ra thì dù là piano điện cũng sẽ có sự trầm ấm, du dương nhất định.

Trong khi đó, đàn organ với nguồn điện cần có, đàn sẽ phát ra âm thanh được lưu trữ hoặc cài đặt sẵn từ người chơi đàn và với mỗi phím đàn sẽ như là một mã số để phát ra âm thanh tương ứng khi tác động vào. Vì vậy, đàn organ có khả năng tái hiện lại gần 600 loại âm thanh của những nhạc cụ khác nhau. Tuy nhiên, với tiếng đàn piano thì đàn organ lại mất đi sự êm dịu và trầm ấm đặc trưng mà chỉ đàn piano thực thụ mới có được.

Thứ năm: Kỹ năng cần có để chơi đàn

Có nhiều người thường nói rằng: Chơi đàn piano sẽ khó hơn nhiều so với chơi đàn organ.

Và đúng là vậy, so về mặt lý thuyết cũng như cách chơi đàn thì đàn piano có phần kén người chơi hơn, là bởi vì: Để chơi được đàn piano, người chơi phải học nhạc lý cơ bản, hợp âm, cách bấm phím đàn, cách đọc bản nhạc,….

Trong khi đó, chỉ cần vài tháng nghiền ngẫm và siêng năng tập đàn, người chơi đàn organ đã có thể tự do lướt phím và chơi những bản nhạc theo ý thích.

Và thế đó, với năm điều cơ bản như trên, tin chắc rằng các bạn, các học viên học đàn đã có thể phân biệt được đâu là đàn piano và như thế nào là đàn organ rồi đúng không?

dạy kèm đàn piano và organ

Vậy nên, bây giờ học đàn piano trước hay học organ trước?

Để trả lời câu hỏi này ngoài những thông tin bên trên còn phải xét về sở thích của người học, điều kiện, hoàn cảnh của học viên mới có thể xác định chính xác được. Tuy nhiên, đa phần mọi người nếu học và chơi giỏi được piano thì chuyển qua organ cũng rất dễ, nhưng đổi lại đã học organ muốn chuyển sang piano thì không dễ dàng như thế được.

Và nếu bạn hoặc người thân của bạn thậm chí là con bạn đang có ý định học đàn, nhưng lại chưa có đủ cơ sở để lựa chọn giữa đàn piano hay đàn organ, hãy liên hệ với chúng tôi “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ” để có thêm thông tin cũng như được nghe những lời khuyên hữu ích với những kinh nghiệm thực tế từ đội ngũ gia sư chất lượng của chúng tôi.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng, dù môn học nào đi nữa thì hơn 50% dẫn đến thành công là nhờ người dẫn dắt, dạy dỗ. Và với chúng tôi, bạn sẽ nhận được còn nhiều hơn thế.

Nhanh chóng, tiện lợi, hỗ trợ tận tình là những gì chúng tôi sẽ mang đến cho bạn. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút bạn đã có thể tự mình tìm kiếm người thầy chất lượng, uy tín và giàu kinh nghiệm từ danh sách hơn 30000 gia sư ở khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam của chúng tôi. Chỉ cần làm theo các bước dưới đây thôi.

Bạn tải ứng dụng “Dạy kèm tại nhà” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):

Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp

 

Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn

Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem

ung dung dạy kèm tại nhà

  • Bài viết khác