HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

Cần chuẩn bị gì để học tốt piano

(27/11/2019)

CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ HỌC TỐT PIANO (PHẦN 1)

Học thêm về đàn piano đã là chuyện không quá xa lạ với nhiều người trong cuộc sống ngày nay nữa rồi. Tuy rằng số lượng học viên đăng ký môn học này rất cao nhưng số học viên học thành công trong thời gian ngắn là không được hoàn toàn như con số lúc đầu. Lý do là bởi phương pháp học mỗi người sẽ mỗi khác nhau, nên thời gian và tốc độ học sẽ cũng thế mà không giống nhau. Hôm nay, “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ” xin được phép giới thiệu các việc cần chuẩn bị và làm quen để khi bắt đầu học piano, các học viên sẽ nhanh chóng tiếp thu được kiến thức cũng như có khả năng học nhanh hơn, mọi người cùng theo dõi nhé!

dạy kèm piano

  1. Tập làm việc ngay khi không có đàn

Học đàn piano, không nhất thiết lúc nào cũng phải học trên đàn, đặc biệt đối với những người mới học thì không nên quá gấp ráp.

Thay vì vậy, hãy làm quen với các bản nhạc để luyện tập khả năng tưởng tượng trong học viên, hình dung tổng quát về bản nhạc, hình dung ra giai điệu cần phải đàn là như thế nào. Khi đọc bản nhạc để hình dung như vậy sẽ tránh sự xao nhãng như khi mường tượng trên phím đàn.

Đồng thời việc đọc trước một bản nhạc bằng mắt có thể tạp ra một khởi đầu tốt cho việc cảm nhận sự tăng giảm của âm thanh và cách chạm phím như thế nào.

Sau khi hoàn thành việc đọc bản nhạc bằng mắt, học viên nên chia bản nhạc ấy thành những đoạn nhỏ hơn để luyện tập. Tùy theo độ khó của bản nhạc mà các đoạn có thể chia ra nhiều hay là ít, và còn tùy thuộc vào trình độ của học viên mà các đoạn của bản nhạc có thể liên tục hay ngắt quãng. Lợi ích của việc chia đoạn như thế khiến cho quá trình luyện tập diễn ra dễ hơn, ít mắc các lỗi hơn.

2.  Làm việc với đàn

 Sau khi chuẩn bị xong các bước làm việc không cần đàn, học viên tiến đến bên chiếc đàn piano, nhưng đừng quá vội vàng. Hãy dàn các ngón tay trên phím đàn theo bản nhạc đã chia để xem các ngón tay có thấy thoải mái không, có bị khó khăn ở đâu không,… từ đó điều chỉnh cách để tay hoặc bản nhạc để thích hợp cho quá trình luyện tập. Đối với những bản nhạc dài thì không nhất thiết phải để ngón tay suốt cả bản nhạc nhưng đảm bảo sự thích hợp giữa ngón tay và bản nhạc.

Không cần quá gấp ráp, chậm rãi nhưng chắc chắn từng nốt đúng với bản nhạc đang tập. Tập 2 tay thật nhuần nhuyễn. Nếu thấy bất kì đoạn nhạc, hay ô nhịp nào xuất hiện gây khó khăn cho mình, tách riêng chúng ra và tập từng tay riêng lẻ, sau đó ghép 2 tay lại sớm nhất khi có thể. 

Một trong những lưu ý chính là không nên lúc nào cũng tập từ bắt đầu tác phẩm vì như vậy bạn sẽ tạo ra sự chênh lệch trong việc “học” tác phẩm, phần đầu bạn sẽ rất rành rọt,  nhưng những phần còn lại sẽ không được như vậy. Chọn tập đoạn nào trước hòan tòan do mình quyết định. Người học đàn có thể chọn một đoạn khó gần cuối tác phẩm tập trước và tập ngược trở lại phần đầu. Mỗi đoạn cần được tập một cách khác nhau, nhưng dù điểm bắt đầu ở đâu, hãy chắc rằng mình đã sắp xếp được số ngón hợp lý với bản nhạc.

dạy kèm piano

3. Làm việc với máy đánh (gõ) nhịp

Sau khi sắp xếp được các ngón tay phù hợp với bản nhạc sắp luyện tập, bước tiếp theo các học viên nên đặt máy đánh nhịp lên và luyện tập cùng với máy đánh nhịp.

Học viên trong khi bắt đầu tập một tác phẩm mới, hãy bắt đầu phân tích nhịp, tiết tấu của từng đoạn nhạc. Sau khi đã đàn bài nhạc khá trôi chảy và hoàn chỉnh, nên luyện tập với máy đánh nhịp (đa số các piano điện đều có chức năng này).

Đối với nhiều người mới tập chơi đàn piano, việc làm này rất tẻ nhạt, thậm chí gây khó chịu vì chơi nhạc một cách “cứng nhắc” như vậy sẽ làm mất đi phần hồn của tác phẩm. Đầu tiên học viên sẽ có cảm giác muốn ném chiếc máy đánh nhịp ra khỏi cửa sổ. Nhưng càng tập, sinh viên sẽ càng ngạc nhiên với khả năng giữ vững nhịp cho mình, và qua đó sẽ cải thiện trình độ của bạn rất nhiều. Để máy đánh nhịp ở tốc độ chậm, chỉ tăng tempo khi đã có thể chơi đúng với nhịp trước đó. Ngoài ra, chỉ nên tập một vài lần với máy để điều chỉnh nhịp của cả bài, không nên lúc nào cũng đàn với máy sẽ tạo ra sự máy móc cho tác phẩm.

Chú trọng từng độ dài của nốt trong từng phần, tập kỹ từng đoạn nhạc và đảm bảo rằng tốc độ, giai điệu được thể hiện đúng. Bước này thực ra là để củng cố lại phần học nốt. Khi luyện tập cùng máy đánh nhịp, luôn nhớ giữ tốc độ ở mức độ chậm, tập luyện với từng phân đoạn ngắn. Mục đích cuối cùng là giúp học viên luôn luôn có nhịp trong người, và sau này với những xử lý khác của tác phẩm học sinh vẫn luôn giữ vững nhịp mà không bị chi phối bởi những kỹ thuật khác.

học kèm đàn piano

4. Xử lý các chi tiết ghi trong tác phẩm:

Đảm bảo trường độ nốt : Học viên nên đảm bảo độ dài chuẩn xác của mỗi nốt. Điều này tưởng như không cần thiết, tuy nhiên, các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, một tác phẩm với từng nốt được vang lên đúng và đủ trường độ, âm thanh sẽ hay hơn nhiều. Người học đàn nên chú ý với những nốt ngân dài. Ví dụ như âm bass cần được ngân đủ trường độ 4 nhịp, bất kể những nốt khác của tay trái khó chơi như thế nào, kể cả nếu bạn cần thay đổi số ngón tay để có thể đàn được một cách trơn tru và đúng đắn. Không bao giờ được phép bỏ nốt bass ra để tập trung đánh những nốt còn lại của khuôn nhạc. Lời khuyên này dành cho tất cả các nốt trong một tác phẩm, bất kể độ dài ngắn khác nhau như thế nào. Thả nốt ra quá sớm hoặc giữ lại quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc bài nhạc, khiến chúng “dày” hơn hoặc “mỏng” hơn điều mà nhạc sĩ muốn.

Đánh dấu sắc thái:  Với lần đầu tập luyện, từng nốt cần được đánh thật mạnh để chắc rằng chúng ta phát hiện được các lỗi xuất hiện trong lúc tập. Nhưng khi đàn đã khá trôi chảy nên chú ý đàn theo sắc thái ghi trong tác phẩm.

Sự thay đổi tốc độ: Người học đàn nên chú ý tốc độ thay đổi trong tác phẩm, hãy hỏi những giáo viên, gia sư dạy đàn cho bạn về những kí hiệu về sắc thái, thay đổi tốc độ… để từ đó quá trình luyện tập diễn ra một cách chính xác hơn.

Những thuật ngữ khác: Có rất nhiều thuật ngữ khác có thể xuất hiện trong một bản nhạc. Thông thường chúng được viết bằng tiếng Ý, Đức và Anh. Sách từ điển bách khoa âm nhạc hoặc thuật ngữ âm nhạc sẽ liệt kê ra một số từ thông dụng. Khi bắt gặp một thuật ngữ mới, học viên nên tìm hiểu ý nghĩa của nó, không bao giờ được đoán, bởi vì đoán sẽ có thể làm cho việc thể hiện cái hồn của bản nhạc không được chính xác như ý đồ của tác giả đã ghi vào đó.

Phía trên là 4 thứ cần chuẩn bị và luyện tập thường xuyên để có thể học tốt được đàn piano trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra còn có thêm rất nhiều điều có thể bổ trợ cho việc học đàn piano cho học viên mới, hãy đón chờ ở phần 2 nhé.

Ngoài ra, nếu bạn hoặc con bạn có ý định học piano, bạn biết đó việc đầu tiên cần làm chính là tìm thấy được một người dạy xứng đáng và hiệu quả.

Một người dạy hiệu quả phải là một người có kiến thức vững về chuyên môn, có kinh nghiệm nhất định về giảng dạy cũng như hiểu rõ tâm lý của học viên trong độ tuổi nhất định.

Và tất cả những yếu tố đó, chỉ có thể tìm thấy ở chúng tôi “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ”, một nơi đầy những gia sư giỏi và có tâm huyết với việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học viên của mình. Đảm bảo sự thành công của người học đàn sẽ được nâng cao và tiến bộ trong thời gian sớm khi tập luyện cùng với gia sư và chế độ học tập của chúng tôi.

Nhanh chóng và tiện lợi, chỉ với chiếc điện thoại di động thông minh của bạn, chưa đầy 10 phút bạn đã có thể kết nối với chúng tôi, đặt lớp và tìm kiếm gia sư phù hợp cho nhu cầu của bạn. Việc bây giờ bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn bên dưới.

Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp

 

Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn

Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem

ung dung dạy kèm tại nhà

  • Bài viết khác